PHẦN THỨ NHẤT
NHẬN THỨC CHUNG VỀ CHẤT MA TÚY
I. Chất ma túy
Ngày 19/12/2000, Luật Phòng, chống ma túy ra đời. Tại Điều 2, Luật Phòng, chống ma túy đã đưa ra khái niệm về chất ma túy như sau:
1. Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành.
2. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
3. Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
II. Tiền chất ma tuý
1. Khái niệm tiền chất ma túy
Các chất ma túy vừa có nguồn gốc từ tự nhiên vừa có nguồn gốc nhân tạo. Các chất ma túy tổng hợp là các chất ma túy được điều chế trong các phòng thí nghiệm bí mật. Để sản xuất bất kỳ một chất ma túy bán tổng hợp hay tổng hợp người ta cần sử dụng đến nhiều loại hóa chất khác nhau, trong đó có những chất nếu không có nó thì không thể điều chế chất ma túy được, nó đóng vai trò là thành phần chủ yếu trong cấu trúc phân tử của chất ma túy đó, những hóa chất này gọi là tiền chất. Ví dụ như: Benzalđehye dùng trong sản xuất Amphetamin; Acetic Anldy dride dùng trong sản xuất Heroin, ...
Ngoài các tiền chất, tham gia vào qúa trình điều chế ra các chất ma túy tổng hợp còn có các chất thiết yếu khác, đó là những hóa chất dùng làm dung môi, chất xúc tác … và thường không có trong thành phần cấu trúc phân tử có chất ma túy được tạo ra.
Chúng ta có thể hiểu: Tiền chất là các chất hóa học, các chất này vừa được dùng trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội, đồng thời là các chất không thể thiếu trong quá trình điều chế sản xuất chất ma túy, nó được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành và chịu sự kiểm soát theo quy định của pháp luật.
2. Phân loại tiền chất ma túy
- Tiền chất thiết yếu: là loại tiền chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế ra chất ma tuý, và khi kết thúc phản ứng nó có trong thành phần của chất ma tuý vừa tạo thành. ví dụ: anhydric axêtic
- Tiền chất cơ bản: là loại tiền chất tạo môi trường là dung môi, chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng. ví dụ: axêtôn, axit sunfuaric.
III. Phương pháp nhận biết các chất ma tuý
1. Phương pháp nhận biết bằng cảm quan: Dùng các giác quan của con người để trực tiếp nhận biết các chất ma tuý qua màu sắc, mùi vị, trạng thái, kích thước, ký hiệu ... của chất ma tuý.
2. Phương pháp nhận biết các chất ma tuý bằng thuốc thử: Tiến hành các phản ứng hóa học giữa thuốc thử và chất ma tuý cần nhận biết, kết thúc phản ứng sẽ xuất hiện mầu sắc đặc trưng giữa thuốc thử và chất ma tuý cần nhận biết cho phép ta kết luận tương đối chính xác và nhanh chóng từng loại chất ma tuý.
3. Phương pháp nhận biết các chất bằng máy móc: Dùng các máy móc hiện đại như: Máy ngửi chất ma tuý, máy soi ...
4. Phương pháp nhận biết chất ma tuý bằng cách sử dụng chó nghiệp vụ, thông qua nguồn hơi đặc trưng, riêng biệt của chất ma tuý.
IV. Một số loại ma tuý thường gặp
1. Thuốc phiện
- Cây thuốc phiện còn có tên gọi khác như: ả phù dung, a phiến, anh tử túc, anh túc ... Cây thuốc phiện cao khoảng 0,7 - 1,5 mét, ít phân cành, hoa cây thuốc phiện có hình phễu, cuống dài có mầu trắng, màu hồng hay màu tím; quả của cây thuốc phiện có hình trụ, quả chưa chín có màu xanh, khi chín có màu vàng xám; Nhựa thuốc phiện có màu trắng đục như sữa, để lâu trong không khí sẽ dần dần quánh lại và chuyển dần thành màu nâu, nâu đen và cuối cùng là màu đen.
- Trên thế giới cây thuốc phiện được trồng nhiều ở hai khu vực chính: vùng "Tam giác vàng" thuộc Đông Nam á gồm các nước Mianma, Thái Lan, Lào và vùng "Lưỡi liềm vàng" gồm các nước thuộc Tây Nam á: Pakistan, Apganixtan, I ran.
- Nhựa thuốc phiện có chứa nhiều mocphin, codein, narcotin được tồn tại ở các dạng sau:
+ Thuốc phiện sống: được lấy từ quả thuốc phiện, chưa qua quá trình chế biến, có dạng đông đặc, màu đen sẫm, ít tan trong nước.
+ Thuốc phiện chín: Là loại thuốc phiện được bào chế từ thuốc phiện sống bằng phương pháp sấy khô.
+ Sái thuốc phiện:là phần sản phẩm cháy còn lại trong tẩu sau khi hút
* Cánh nhận biết bằng cảm quan: Nhựa thuốc phiện ở dạng cao đông đặc, dẻo, có màu sắc từ nâu xám cho đến màu đen. Nó có mùi ngái rất đặc trưng, có vị đắng và khó tan trong nước lạnh, nếu đun nóng thì dễ tan hơn, thuốc phiện y tế có màu nâu xám giống như màu cà phê.
2. Morphin
- Morphin là một ancaloit chính của nhựa thuốc phiện, trong điều kiện bình thường Morphin kết tinh dạng bột tinh thể có vị đắng, có màu trắng để lâu trong không khí có màu hơi vàng và chuyển thành màu xám, dễ tan trong nước, khó tan trong cồn etilic.
- Morphin được chế tạo thành công vào năm 1805 được gọi là món quà của chúa vì nó có tác dụng làm giảm đau. Độc tính của Morphin gấp 10 - 12 lần so với thuốc phiện.
* Cánh nhận biết bằng cảm quan: Morphin tinh khiết thường tồn tại dạng tinh thể màu trắng, có vị rất đắng, hòa tan trong nước theo tỉ lệ 1/5000. Trong y học Morphin được sản xuất dưới dạng thuốc tiêm có ghi rõ ngoài nhãn Morphine sulphate hoặc Morphine tartrate. Dạng viên nén thì Morphinclohyđrát 10 mg, 30 mg, 60 mg và 100 mg/1 viên.
3. Hêrôin
- Hêrôin có tên khoa học là Diaxetyl morphin, tên gọi khác: Bạch phiến, Hamer, Boy. Hêrôin được điều chế lần đầu tiên vào năm 1974, nó là chất bán dẫn tổng hợp được tạo thành bằng cách cho Morphin tác dụng với anhydricaxetic. Năm 1899 nó được công ty dược phẩm của Đức sản xuất thành dạng thuốc chữa ho. Hêrôin gây nghiện cao, độc hơn Morphin từ 5 đến 8 lần và khó cai nghiện hơn rất nhiều.
- Bình thường Hêrôin tồn tại ở tinh thể màu trắng, nếu có lẫn tạp chất thì có màu sắc khác nhau, từ màu trắng đến màu xám, có vị đắng, mùi chua như dấm ăn
- Hiện nay Hêrôin được sản xuất dưới dạng sau: dạng bột mịn, dạng bột được đóng bánh hình chữ nhật nặng 350 gam, phổ biến ký hiệu ở bên ngoài là hình hai con sư trư chầu quả cầu, ký hiệu 9999, ký hiệu ba hình sao năm cánh và nhãn hiệu hình con voi ...
- Hêrôin có khả năng gây nghiện rất nhanh cho người dùng, chỉ cần 2 đến 3 lần sử dụng là có khả năng bị nghiện ngay, không cưỡng lại nổi. Khi nghiện Hêrôin, người nghiện cảm thấy mình dũng cảm hơn, hoạt động tích cực hơn, không có cảm giác xấu hổ, nhiều tưởng tượng, mơ mộng va quyến rũ hơn nhiều so với dùng thuốc phiện và moocphin. Hêrôin độc gấp 5 -8 lần so với Moocphin nên người nghiện bị suy sụp nhanh cả về thể chất và tinh thần, nếu dùng quá liều có thể dẫn tới tử vong (chỉ cần một liều 0,06 gam người dùng có thể chết ngay sau khi rút kim tiêm ra khỏi cơ thể). Các đối tượng nghiện thường sử dụng Hêrôin bằng 2 dạng: Tiêm chính và hít.
* Cánh nhận biết bằng cảm quan: Thường tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, hòa tan trong nước theo tỷ lệ 1/700. Hêrôin ở Đông Nam á có màu trắng đến màu xám nhạt, nó thường được đóng thành bánh hình chữ nhật nặng khoảng 350 gam hoặc 360 gam, nhãn ở bên ngoài là hình 2 con sư tử chầu quả cầu, ký hiệu 999, biểu tượng con voi; Hêrôin Tây Nam á có màu trắng, trắng sữa, màu nâu hoặc màu nâu nhạt; Hêrôin Trung và Nam Mỹ có dạng bột, màu trắng, màu nâu, thậm chí có màu đen.
4. Các chất ma tuý tổng hợp ( thuốc lắc)
- Các chất này được điều chế hoàn toàn từ các hoá chất trong phòng thí nghiệm. Nó có tác dụng giảm đau không kém gì Moocphin, độ độc thuộc bảng A, rất nguy hiểm, có tính gây nghiện, khả năng lạm dụng rất cao.
- Đây là các chất gây ảo giác khoẻ mạnh giả tạo, nhất thời, tác động trực tiếp lên hệ thần kinh thị giác, hệ thần kinh vận động, làm cho hình nhìn thấy bị khuyết đại, méo mó, sai lệnh về kích thước, không phân biệt sáng tối, không có khái niệm về không gian, gây ra những cơn co giật vùng đầu, mặt, cổ và các chi. Vì vậy người dùng thuốc lắc có thể lắc suốt đêm mà không biết mệt, có nhận thức hành vi lệch lạch như hò hét, dâm ô ....
- Khi sử dụng ma tuý tổng hợp (thuốc lắc) người dùng có những ảo ảnh khác thường, màu sắc chung quanh họ trở nên chói chang, rực rỡ hơn, những người đứng trước họ trở lên to hơn, đẹp hơn hay hung tợn hơn, thậm chí chập chờn xuất hiện những cơn ảo mộng bay lơ lửng trên những dám mây nhiều màu, tràn trề ánh sáng, sau khi thuốc lắc hết tác dụng người nghiện trở nên mệt mỏi, buồn ngủ.
- Thường tồn tại ở dạng viên nén, viên con nhộng, dạng ống thuốc tiêm, là chất ma tuý hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới, nếu dùng nhiều gây ra bệnh hoang tưởng.
* Cánh nhận biết bằng cảm quan: Bình thường Methamphetamin, MDMA tồn tại ở dạng lỏng, không màu, ít tan trong nước và dễ tan trong một số dung môi hữu cơ khác. ở thị trường ma tuý bất hợp pháp thường được sử dụng dưới dạng muối clohyđrat, chúng tồn tại dưới đạng viên nén, viên con nhộng, hoạt dung dịch thuốc tiêm vì thế chúng có hàng trăm hình dạng và màu sắc khác nhau. Tuy nhiên một số loại phổ biến thường có màu hồng, màu da cam, màu tím, màu xanh lá cây ..., trên viên nén có một số ký hiệu như: chữ M; A, Love, VOP; 99, hình lưỡi liềm, hình cá voi, hình trái tim, hình chiếc ô tô ....
5. Một số loại ma túy mới xuất hiện
*. Cocain (là hoạt chất trích xuất từ lá cây Coca)
+ Tên khác: Crack, Ice, hay "Morphine nhận tạo", thường tồn tại dưới Dạng tồn tại: bột, tinh thể nhỏ, Màu trắng, không mùi, vị đắng. Côcain được chiết tách từ cây Côca vào những năm 1880, nó được dùng là thuốc gây tê trong giải phẫu mắt. Hiện nay do tiến bộ khoa học kỹ thuật đã sản xuất ra một số thuốc gây mê cục bộ an toàn hơn nên nó không còn được sử dụng trong phẫu thuật.
Theo một số tài liệu được tham khảo thì cây Côca du nhập vào Việt Nam khoảng đầu thế kỷ 20, được trồng chủ yếu ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Người dân thường nhai lá nuốt nước để giải khát và chống mệt mỏi.
* Ma tuý tổng hợp
Tại Việt Nam, sau một thời gian dài ngự trị của thuốc phiện, Heroin, ma tuý tổng hợp được du nhập vào nước ta những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21. Ban đầu là những viên hồng phiến, sau đó là viên nhộng (thường gọi thuốc lắc). Sau đó xuất hiện dạng bột (Ke), tinh thể (đá) như hiện nay.
Do nhu cầu tiêu thụ trong nước mạnh nên ma túy tổng hợp (MTTH) được đưa trái phép vào Việt Nam ngày một nhiều, cả về chủng loại, mẫu mã. Bình thường Methamphetamin, MDMA tồn tại ở dạng lỏng, không màu, ít tan trong nước và dễ tan trong một số dung môi hữu cơ khác. Ở thị trường ma tuý bất hợp pháp thường được sử dụng dưới dạng muối clohyđrat, chúng tồn tại dưới đạng viên nén, viên con nhộng, hoạt dung dịch thuốc tiêm vì thế chúng có hàng trăm hình dạng và màu sắc khác nhau. Tuy nhiên một số loại phổ biến thường có màu hồng, màu da cam, màu tím, màu xanh lá cây ..., trên viên nén có một số ký hiệu như: chữ M; A, Love, VOP; 99, hình lưỡi liềm, hình cá voi, hình trái tim, hình chiếc ô tô ....
* Ma tuý đá hay còn gọi là hàng đá, chấm đá có chứa chất methamphetamine (meth) và amphethamine (amph) thậm chí là niketamid được phối trộn phức tạp từ các loại hoá chất (tiền chất) khác nhau trong đó thành phần chính, phổ biến là methamphetamine .
- Loại ma tuý này được giới sử dụng gọi là đá vì hình dạng bên ngoài trông giống đá - là tinh thể kết tinh thành những mảnh vụn li ti, gần giống với hạt mì chính (bột ngọt) hoặc giống hạt muối và óng ánh giống đá.
Nếu dùng ATS thời gian dài sẽ gây nghiện. Người sử dụng ATS thường thiếu ngủ, chán ăn, đánh trống ngực, chóng mặt và các dấu hiệu cường giao cảm như: tăng huyết áp, tăng thân nhiệt và rối loạn tâm thần, rối loạn nội tiết, rối loạn tâm sinh lý và nhiều chức năng khác của cơ thể. Dùng ATS liều cao có thể dẫn tới loạn thần, ảo giác rất dễ tấn công người khác và làm bị thương bản thân.
* Kẹo cần sa: hiện nay đã xuất hiện một số loại kẹo, bánh có chứa cần sa, được ngụy trang rất bắt mắt, có hình dáng rất giống với các loại kẹo dẻo, kẹo mút thông thường, bánh chứa cần sa có mầu nâu socola và được đựng trong các túi nhỏ từ 50 đến 200g. Khi sử dụng sẽ có cảm giác kích thích thần kinh, sảng khoái khó kiểm soát được hành vi của bản thân, dễ khóc, dễ cười. Tuy nhiên khi sử dụng lâu dài sẽ dẫn tói nghiện, khiến cho người sử dụng có những cảm nhận khác hoàn toàn thế giới bên ngoài, dễ bị kích động dẫn đến những hành vi nhảy nhót, đánh nhau, giết người. Cá biệt có trường hợp nhảy lầu vì tưởng mình biết bay, hoặc đang đi xuống cầu thang.
* Tem giấy: còn được gọi là bùa lưỡi, thực chất là một miếng giấy dán tem có kích thước 1.5 x 1.5 cm, trong miếng bìa có khoảng 25 tem giấy. Trên bìa in hình các nhân vật nổi tiếng như Einstein hay các ca sĩ nổi tiếng, giống như miếng bìa chơi của trẻ con, giá khoảng 20.000đ mỗi miếng tem. Được tẩm chất LSD là chất gây nghiện được bán tổng hợp từ nấm cựa gà. Đây là chất gây ảo giác mạnh nhất cho đến nay, chỉ cần vài chục microgam là có thể gây ảo giác, vì vậy được xem là chất ma túy nguy hiểm nhất. Đa số người nghiện sẽ gây hại đến bố mẹ, người thân, bạn bè... vì sau khi sử dụng sẽ xuất hiện ảo giác tưởng những người trước mặt là yêu quái, quái vật....
* Tệ nạn hít “keo” (còn gọi là lạm dụng dung môi hữu cơ)
Về nguyên tắc, các loại keo dán (gỗ, nhựa, kim loại) bao gồm 2 thành phần chính: chất kết dính (polymer) và dung môi, trong đó dung môi đóng vai trò hoà tan và pha loãng chất kết dính và là một chất dễ bay hơi, sẽ là một tác nhân chính trong việc hít keo. Hiện tượng hít keo dán (gỗ, nhựa, kim loại) thực chất là việc hít các dung môi hữu cơ, việc sử dụng dung môi thông qua việc hít hơi của nó để tìm cảm giác sảng khoái.
Hiện nay một số thanh, thiếu niên (kể cả học sinh phổ thông) ở một số thành phố lớn (đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh) đang lạm dụng việc hít các dung môi hữu cơ trong các loại keo dán gỗ, nhựa, kim loại để tìm ảo giác thay thế cho việc sử dụng ma túy tổng hợp.
Tác hại của việc hít keo: một người sau khi hít keo sẽ có tác dụng gây cảm giác lâng lâng, đê mê (kiểu ma túy). Các dung môi hữu cơ này là loại dung môi bay hơi có thể gây nghiện nếu thường xuyên hít, ngửi các chất này người hít có cảm giác sảng khoái, ảo giác, thậm chí lú lẫn nếu hít quá nhiều mà người nghiện thường gọi là “phê”. Nếu hít thời gian ngắn có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, gây trầm cảm, ức chế hô hấp, tổn hại phổi, hại gan, thận, gây suy tủy xương, rối loạn nhịp tim, thoái hóa não, ảnh hưởng đến dây thần kinh ngoại biên; nếu hít thường xuyên, lâu dài sẽ bị bệnh ung thư. Cũng như các chất gây nghiện khác, khi đã nghiện dung môi bay hơi, người nghiện sẽ luôn nhớ cảm giác do nó mang lại và phải tiếp tục sử dụng nó. Đến một lúc nào đó sử dụng liều cũ không thỏa mãn, họ phải sử dụng liều cao hơn để đạt được cảm giác mong muốn, dần dần họ trở thành “nô lệ” của chất gây nghiện.
* Trào lưu hút “pin”(còn gọi là hút “thuốc lào Canada”)
Thời gian qua và hiện nay, một số thanh, thiếu niên ở một số địa phương, đặc biệt là ở thành phố Hà Nội, Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh đang sử dụng và dần nghiện một loại thảo dược mới thuộc họ cần sa có xuất xứ từ nước ngoài, mà dân chơi (người sử dụng) thường gọi bằng các tên gọi khác nhau, ở Hà Nội, Hải Phòng dân chơi thường gọi là: “pin”, “cỏ Malay”, còn ở thành phố Hồ Chí Minh dân chơi gọi là “cỏ Ca” hay còn gọi là “thuốc lào Canada”, bởi chúng có xuất xứ từ Canada. Loại thảo dược này được liệt vào danh mục các tiền chất ma túy và bị Nhà nước ta cấm buôn bán, sử dụng.
Mọi hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển và tổ chức sử dụng loại pin ma túy này đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Sử dụng loại thảo dược này sẽ kích thích đến não người sử dụng ở mức độ nhẹ hơn ma túy. Sau khi hút pin, người hút bị kích thích thần kinh, tùy theo ảo giác từng người khi như bay bổng, lúc ngồi yên nhẹ nhàng trên ghế, đờ đẫn ngắm đèn đường. Có người sử dụng xong cảm thấy phấn khích, tưởng tượng đang cầm micro mà đứng hát hò vang trời. Loại pin này cũng gây nghiện như các loại ma túy khác, người hút lâu dài sẽ tổn thương các tế bào não và có thể làm người sử dụng bị suy nhược thần kinh, rối loạn nhận thức, mất khả năng tập trung.
PHẦN THỨ HAI
NHẬN BIẾT NGHIỆN MA TUÝ VÀ TÁC HẠI TỪ NGHIỆN MA TÚY
CÁC PHƯƠNG PHÁP CAI NGHIỆN PHỔ BIẾN
Xuất phát từ thực tiễn tình trạng nghiện ma tuý ngày càng gia tăng đòi hỏi mọi ngành, mọi cấp, các tổ chức xã hội, các lực lượng vũ trang và công dân cần làm tốt công tác phòng chống nghiện ma tuý. Công tác phòng chống ma tuý có ý nghĩa hết sức to lớn trong cuộc đấu tranh chống ma tuý, từng bước làm giảm, tiến tới xóa hà hẳn tình trạng nghiện ma tuý ra khỏi đời sống xã hội.
I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGHIỆN MA TUÝ
1. Khái niệm về nghiện ma tuý
Từ việc nghiên cứu các chuyên gia trong phòng, chống nghiện ma tuý đều thống nhất quan điểm cho rằng người nghiện ma túy thông thường được thể hiện dưới hai góc độ sinh học và xã hội. Sở dĩ như vậy bởi vì trong quá trình nghiện ở con người có những đặc điểm tâm sinh lý điều khiển hoạt động của người nghiện làm cho người nghiện bị lệ thuộc từ đó mà có những hành vi tác động xấu đến xã hội. Mặt khác, ở mỗi giai đoạn người nghiện cũng có những biểu hiện khác nhau do đó mà việc xác định khái niệm về người nghiện cũng có những cách hiểu khác nhau.
Theo quan niệm của y học cổ truyền thì người nghiện ma tuý là người bị mất cân bằng về âm dương bởi trong con người luôn tồn tại bốn yếu tố đặc trưng đó là Thuỷ, Hoả, Khí, Huyết. Khi sử dụng ma tuý ở những lần đầu tiên người sử dụng sẽ không cảm nhận được khoái cảm mà thường có những biểu hiện khó chịu như chóng mặt, buồn nôn. Vì thế, nếu tiếp tục sử dụng sẽ giúp cho cơ thể thích nghi dần dần, do đó người sử dụng sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái.
Y học hiện đại lại cho rằng nghiện ma tuý là một loại bệnh tồn tại ở não con người, dưới tác dụng của các chất gây nghiện nó làm cho các tế bào thần kinh não bị tổn thương và làm thay đổi chức năng của não.
Nghiện ma tuý cũng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Theo nghĩa rộng, có quan điểm cho rằng nghiện ma tuý là tình trạng một bộ phận trong xã hội gồm những người có thói quen dùng các chất ma tuý. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì nghiện ma tuý là sự lệ thuộc của con người cụ thể đối với các chất ma tuý. Sự lệ thuộc đó sẽ tác động lên hệ thần kinh trung ương tạo nên những phản xạ có điều kiện khó có thể quên hoặc từ bỏ được gây nên tâm trạng thèm muốn khiến người sử dụng có những hành động mù quáng, mất hết lý trí gây nguy hiểm cho xã hội.
Theo luật "Phòng, chống ma tuý" được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 9/12/2000 thì người nghiện ma tuý là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào chất này.
Theo chúng tôi: Nghiện ma tuý là hiện tượng ham mê đến mức thành thói quen, là việc thường xuyên sử dụng chất ma tuý, với liều dùng ngày càng cao, khi thiếu chất ma tuý có sự thèm muốn mãnh liệt, có sự thay đổi về tính cách và hành vi.
Trên cơ sở một số quan điểm trên chúng tôi xin đưa ra một số đặc trưng cơ bản của người nghiện ma tuý là:
Thứ nhất, có sự ham muốn không kìm chế được và phải sử dụng nó bằng bất kỳ giá nào.
Thứ hai, có khuynh hướng tăng dần liều dùng vì chất gây nghiện chỉ có tác dụng khi liều dùng lần sau phải cao hơn so với lần trước.
Thứ ba, có trạng thái lệ thuộc đối với chất ma tuý về mặt tâm, sinh lý.
Thứ tư, khi thiếu chất ma tuý trong cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như uể oải, hạ huyết áp, lên cơn co giật, đau đớn...đặc biệt người nghiện có thể làm bất cứ điều gì để có ma tuý nhằm thoả mãn cơn nghiện đang hành hạ.
* Từ các khái niệm trên cần chú ý: - Về mặt sinh học quan niệm nghiện ma tuý là một trạng thái nhiễm độc đối với cơ thể do người đó dùng một chất tự nhiên hay một chất tổng hợp gọi là chất ma tuý.
- Trạng thái nghiện ma tuý thường có đặc điểm:
+ Có sự thèm muốn không cưỡng lại được, phải tiếp tục dùng
+ Có khuynh hướng ngày càng tăng liều lượng chất ma tuý để thỏa mãn sự thèm muốn
+ Có trạng thái lệ thuộc đối với chất ma tuý về mặt tâm sinh lý và sinh học, việc dùng ma tuý sẽ dẫn tới nhiều rối loạn trong cơ thể gọi là hội chứng cai rất buồn bực, khó chịu buộc phải dùng ma tuý trở lại
+ Biết rõ tác hại ghê gớm của ma tuý, nhưng người nghiện ma tuý vẫn phải sử dụng do sự đòi hỏi từ phía bản thân khó cưỡng lại.
- Các rối loạn tâm thần do sử dụng ma tuý: Người nghiện ma tuý thường có hội chứng quên, hội chứng rối loạn thần kinh sớm (ảo giác, hoang tưởng, kích động ...) và hội chứng rối loạn thần kinh muộn (các rối loạn về nhận thức, cảm xúc về tâm tính, các biến đổi nhân cách đặc trưng của người nghiện):
+ Trạng thái loạn thần kinh sớm thường cấp diễn ở người nghiện ma tuý có thể có những hành vi nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh, trở thành một vấn đề trong xác định năng lực trách nhiệm hình sự
+ Trạng thái loạn thần kinh muộn, người nghiện ma tuý bị méo mó về nhân cách tạo nên sự ích kỷ, sự đòi hỏi hưởng thụ, mất dần tích cách, trách nhiệm của cá nhân trong đời sống và hạnh phúc gia đình, thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
2. Cơ chế gây nghiện và quá trình nghiện ma tuý
a) Cơ chế gây nghiện
Khi người ta mệt mỏi, đau đớn thì hệ thần kinh tiết ra chất Endoophin để làm giảm đau đớn, mệt mỏi giúp phục hồi sức hoạt động bình thường của cơ thể. Người ngào càng tập luyện, hoạt động tích cực thì cơ chế tiết Endoophin phục hồi sức hoạt động của cơ thể càng tốt, đó là cơ chế tự nhiện của cơ thể. Các chất ma tuý khi thâm nhập vào cơ thể có tác dụng mạnh hơn Endoophin gấp nhiều lần làm nhanh chóng giảm mệt mỏi tạo cảm giác tỉnh táo, sảng khoái, lâng lâng. Cơ chế nhân tạo này lặp đi, lặp lại nhiều lần dẫn đến thay thế cơ chế tự tạo Endoophin của cơ thể, điều đó dẫn đến người nghiện lệ thuộc vào ma tuý.
b) Các hình thức sử dụng ma tuý
- Hình thức hút: Người nghiện dùng thuốc phiện sống, thuốc phiện chín hoặc sái thuốc phiện làm thành viên, sau đó dùng tẩu để hút với đèn dầu thực vật, người nghiện nằm nghiêng, một người khác mồi thuốc cho hút, người nghiện mơ màng nhả khói thuốc. Người nghiện tùy theo mức độ nặng hay nhẹ mà có thể hút hiều hay ít thuốc phiện trong một ngày, thường thì từ 1 đến 5 liều. Hình thức này thường được sử dụng ở những vùng núi cao nời có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống.
- Hình thức chích: Là hình thức người nghiện ma tuý dùng chất ma tuý ở thể lỏng tiêm thẳng vào mạch máu bằng bơm kim tiêm, hình thức này đơn giản, nhanh chóng làm cho người nghiện thỏa mãn cơn nghiện, hiện nay hình thức này phổ biến ở các thành phố, thị xã, khu du lịch ...
+ Hình thức hít, ngậm, nuốt các sản phẩm ma tuý: Người nghiện dùng mũi, miệng để hít, uống, ngậm, nuốt các chất ma tuý (ma túy tổng hợp. Hêrôin ...), hình thức này không phải sử dụng các dụng cụ tiêm, chích và có tác dụng nhanh làm thỏa mãn cơn nghiện của người nghiện.
c) Quá trình nghiện
- Dùng chất ma tuý và dẫn tới quen sử dụng ma tuý: Là trạng thái nghiện ở mức độ nhất định khi cơ thể mất sự nhạy cảm đối với một loại thuốc hoặc nhóm thuốc gây nên gự giảm bớt tác dụng của liều lượng cũ khi đã dùng được dùng nhiều lần. Nói cách khác là người dùng bắt buộc phải tăng liều lượng mới được tác dụng như cũ.
- Sự quen thuốc xen lẫn khi hai hoặc nhiều loại thuốc sử dụng cùng hệ thống hóa chất hữu cơ trong tế bào sống (enzyn) mà cơ thể không thể phân biệt được những lọai thuốc đó, do đó sự quen thuốc phát triển mặc dầu các loại thuốc là khác nhau đến với người sử dụng.
- Sự lệ thuộc vào thuốc: là trạng thái thích nghi một loại thuốc mà khi không dùng nó sẽ dẫn đến triệu chứng mệt mỏi, buồn bực ...
- Nghiện ma tuý là việc sử dụng thuốc theo nhu cầu, lặp đi lặp lại không vì mục đích y học
- Khoái cảm là trạng thái người sử dụng không cần phải lo nghĩ gì về sự đời, không quan tâm đến bất gì việc gì trong đời nữa
- Có những ảo ảnh và nhận thức sai lạc được tạo nên ở người sử dụng thuốc do mất khả năng điều chỉnh hành vi và mất khả năng tư duy bình thường, nghe nhìn thấy những âm thanh hình ảnh không tồn tại trong thực tế.
3. Nguyên nhân dẫn đến nghiện các chất ma tuý
* Nguyên nhân khách quan: đây là nhóm nguyên nhân gây nghiện giữ vai trò quan trọng dẫn đến nghiện ma tuý, trước hết là những điều kiện khách quan mà con người thường ngày phải tiếp xúc và va chạm, là điều kiện sống, sinh hoạt, học tập và lao động, hầu hết người nghiện ma tuý là những người nghèo, thất nghiệp, không có điều kiện học hành.
- Sự hấp dẫn, sức hút mãnh liệt, sự lôi quấn kỳ lạ do cơ chế tác dụng dược lý của chất ma tuý đánh lừa cảm giác con người, đã sử dụng ma tuý rồi thì muốn sử dụng nữa, lần sau thích sử dụng nhiều hơn lần trước
- Do sự mở cửa của kinh tế thị trường đã kéo theo nhiều tiêu cực và tệ nạn xã hội, một bộ phận dân cư muốn làm giầu bằng mọi giá họ buôn bán ma tuý, tổ chức lưu thông ma tuý, luồn lách đưa ma tuý đến các khu dân cư cho người nghiện sử dụng.
- Do sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng chính quyền các cấp chưa thường xuyên, liên tục, sự phối hợp của các ngành, đoàn thể chưa chặt chẽ, l lkiểm soát ma tuý ở cửa khẩu, biên giới còn mỏng, khâu quản lý thuốc tân dược ngây nghiện của ngành y tế còn nhiều thiếu sót.
- Công tác cai nghiện còn kém. tỷ lệ cai nghiện ít, tái nghiện cao
- Công tác tuyên truyền giáo dục về tác hại của ma tuý chưa được coi trọng đúng mức và thường xuyên liên tục.
- Một số gia đình có lối sống buông thả, quản lý giáo dục con cái không đến nơi, đến chốn, ít quan tâm đến con cái. Gia đình có nhiều người nghiện hoặc đứng ra tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý ...
- Thói quen lâu đời của đồng bào các dân tộc ít người ở vùng cao, việc trồng và sử dụng thuốc phiện trở thành truyền thống, phong tục tập quán, không thể thay đổi một sớm, một chiều.
* Nguyên nhân chủ quan:
- Do lối sống buông thả, lười lao động thích hưởng thụ, dễ bị kích động lôi kéo vào con đường sử dụng các chất ma tuý hoặc do bản thân gặp bế tắc chán nản các đối tượng không làm chủ được bản thân dẫn đến tìm đến chất ma tuý.
- Do tò mò hoặc bị rủ rê bắt trước một vài lần hút, hít thử để xem cảm giác lạ và bị nghiện ma tuý lúc nào không biết
- Do bản thân người có bệnh hiểm nghèo phải tập trung vào chữa bệnh và dùng các thuốc gây nghiện và dẫn đến họ nghiện lúc nào không hay
- Do sự hiểu biết về tác hại của các chất ma tuý, sử dụng các chất ma tuý của bản thân người nghiện còn kém
- Do sự buông lỏng giáo dục quản lý của gia đình, hoặc trong gia đình có mối quan hệ bất hòa, gia đình có người vi phạm pháp luật ...
4. Cách phát hiện người nghiện ma tuý
- Giai đoạn 1: Dùng ma tuý thấy người lâng lâng, dễ chịu, khoái cảm, nếu không có ma tuý thì thấy nhạt nhẽo, thèm muốn
- Giai đoạn 2: Dùng ma tuý trở thành nhu cầu, thiếu nó thèm muốn không thể chịu được, phải đi tìm ma tuý bằng mọi cách.
- Giai đoạn 3: Dùng ma tuý với liều lượng ngày càng tăng lên
- Giai đoạn 4. Dùng ma tuý và đi cai nghiện, quá trình diễn ra phức tạp làm cho người nghiện khốn khổ về tinh thần, đau đớn về thể xác, kiệt quệ về tinh thần
- Giai đoạn 5: Nếu không cai nghiện ở giai đoạn 4 thì bước sang giai đoạn cực kỳ nguy hiểm, khủng hoảng về tinh thần trầm trọng, hủy hoại về thể xác, dễ dẫn tới hành vi thiếu lý trí, vô cùng nguy hiểm
5. Biểu hiện của người nghiện ma tuý
- Ngáp, chảy nước mắt, toát mồ hôi, hay bực tức, ớn lạnh và nổi da gà, đau các cơ, sút cân, co cứng cơ bụng, nôn và buồn nôn, tiêu chảy mất ngủ, trầm cảm, dễ bị kích động, lo âu.
- Thoái hóa nhân cách: Chễ mảng công việc, làm việc ể oải hay nghỉ việc, tiêu tiền nhiều hơn trước, bán cả tư trang, phương tiện đi làm mà không có lý do rõ ràng, chính đáng, trộm cắp tài sản, lừa đảo.
+ Đi chơi khuya, ngủ ngày nhiều, hay ngáp vặt
+ Hút thuốc lá nhiều, làm cháy thủng chăn màn
+ ít tắm giặt, sống luộng thuộng
+ Tính tình thất thường hay lánh mặt người thân
+ Chơi bời, giao tiếp thường xuyên với bạn xấu, người xấu
Loại ma túy |
Khi đói thuốc (Cơn ghiền) |
Khi no thuốc (Cơn "phê") |
Heroin |
- Nóng nảy, bồn chồn, hay bẻ tay, nói lý lẽ hay làm bất cứ chuyện gì để có thuốc. - Ngáp vặt, đau quặn bụng , chảy nước mắt sống, vã mồ hôi, tiêu chảy, đồng tử nở lớn |
- Thích êm dịu, trầm tư. - Thích quan hệ tình dục tập thể. - Mắt long lanh, mặt hơn hồng, vẻ ngây dại, uống nhiều nước, đồng tử teo nhỏ. |
Thuốc phiện |
- Hoang mang, sợ hãi, nói dối như thật để xin tiền. - Ra khỏi nhà khi đến cữ. Đau bụng, vã mồ hôi, mặt nhợt nhạt, đồng tử nở lớn |
- Thích ở một mình, sợ tiếng ồn, tỏ ra siêng làm việt vặt, kể chuyện huyên thuyên,lộn xộn. - Ngứa như có kim châm nhẹ trên da, nóng trong cơ thể, mí mắt nặng. - Xuất hiện các cố tất như : nhổ râu, cắn móng tay, nặn mụn... |
Cần sa |
- Buồn chán, kém tập trung tư tưởng, bồn chồn tìm mọi cách ra khỏi nhà, ngang bướng, phản ứng với người trong nhà. - Nhức đầu, vã mồ hôi, mặt nhợt nhạt, tim đập mạnh |
- Thích nghe nhạc mạnh, nói năng, ca hát huyên thuyên,cười khóc tự nhiên, tự hủy hoại thân thể. Mặt đỏ, mắt đỏ, mùi khét đặc biệt ở gáy và miệng. |
Thuốc an thần, gây ngủ, ma túy tổng hợp, LSD.... Methaphetamine, MAMD, Amphetamine ... |
- Nóng nảy, bồn chồn, bức rức, dễ gây gổ với mọi người. - Ngáp vặt, chảy nước mắt, nước mũi, vã mồ hồi, tiêu chảy, đồng tử nở lớn. |
- Hưng phấn, kích động mất tự chủ, dễ sinh sự đánh nhau, tự hoại thân thể. - Mặt đỏ, mắt đỏ, người nóng, uống nhiều nước. |
6. Tác hại của nghiện ma tuý:
6.1. Đối với bản thân người nghiện:
- Rất nhiều trường hợp bị tử vong do lạm dụng ma tuý hoặc sử dụng ma tuý quá liều, ma tuý pha nhiều tạp chất...
- Ma tuý phá hoại thể xác và nhân cách người nghiện gây di hại cho con cái từ bào thai.
- Khi sử dụng ma tuý cơ thể con người bị khai thác nguồn năng lượng dự trữ làm cho con người sau khi hút thuốc thì mệt mỏi, chán ăn, năng lượng không được bổ sung. Lâu dài cơ thể bị suy kiệt, rối loạn tâm sinh lý mà điển hình là rối loạn trong hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh.
- Là một nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao (70%) qua con đường tiêm chính ma tuý lây truyền căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.
6.2. Đối với gia đình người nghiện:
- Tiêu tốn tài sản của gia đình, người thân cho việc thoả mãn cơn nghiện.
- Để thoả mãn cơn nghiện, người nghiện có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: Đánh đập, chưởi bới, chém giết cha mẹ, vợ con, anh em và người thân của mình. đây là nguyên nhân làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng cuộc sống cộng đồng.
- Trong nhà có người nghiện thì người thân có nguy cơ bị lây nghiện cao.
6.3. Đối với trật tự an toàn xã hội:
- Ma tuý là bạn đồng hành của tội phạm, là nguyên nhân dẫn đến các loại tội phạm khác như: trộm, cướp, cướp giật, cố ý gây thương tích, giết người... Bất chấp pháp luật, đạo lý, quên cả tính mạng.
- Môi trường xã hội, nhất là những nơi có các đối tượng nghiện đông bị ảnh hưởng nặng nề.
6.4. Đối với nền kinh tế:
- Hàng năm nước ta phải chi phí hàng trăm tỷ đồng cho việc xóa bỏ cây thuốc phiện, công tác cai nghiện ma tuý, công tác phòng chống kiểm soát ma tuý. Đây cũng là một gánh nặng vì nếu số tiền đó được đầu tư vào các chương trình phát triển kinh tế xã hội thì mang lại lợi ích và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.
- Làm suy giảm lực lượng lao động của gia đình và xã hội cả về số lượng và chất lượng. Người nghiện ma tuý hầu hết ở trong độ tuổi lao động. Vì vậy vấn đề đào tạo, thay thế công nhân có tay nghề cũng là vấn đề khó khăn.
II. Các biện pháp điều trị nghiện ma túy phổ biến hiện nay
1. Phương pháp cắt ngang: (cai vo) Phương pháp này nhằm cô lập bệnh nhân tại nơi riêng, không cho phép tiếp xúc với môi trường bên ngoài, ngừng hoàn toàn việc sử dụng matuý, mặc cho bệnh nhân lên cơn vật vã.
- Ưu điểm: không tốn kém
- Nhược điểm: làm cho bệnh nhân không chịu nổi, có nguy hại đến tính mạng người nghiện.
- Phương pháp này có hiệu quả với những người nhận thấy ma tuý là một sai lầm của cuộc đời mình cần phải nghiêm khắc với bản thân mình.
2. Phương pháp giảm dần: Bằng cách giảm dần liều lượng chất nghiện ma tuý mỗi ngày một ít trong thời gian từ 15 đến 30 ngày, đồng thời tăng cường thuốc an thần, làm cho người nghiện dần quên đi việc dùng ma tuý.
- Ưu điểm: làm cho người nghiện thích nghi dần, cơn nghiện giảm từ từ
- Nhược điểm: thời gian cắt cơn dài, tốn kém về tiền của.
3. Phương pháp thuỷ miên: bằng cách tạo cho người nghiện một giấc ngủ nhân tạo bằng thuốc ngủ từ 3-5 ngày. Nuôi bệnh nhân bằng truyền dịch, chăm sóc bệnh nhân trong trường hợp đặc biệt.
- Ưu điểm: giảm cơn vật vã, không đau đớn
- Nhược điểm: đối với bệnh nhân có tâm lý nội tại dễ gây nguy hại đến sức khoẻ.
4. Phương pháp choáng điện: bằng cách dùng dòng điện gây co giật hôn mê làm mất cơn vật vã. Người nghiện quên chất ma tuý và có cảm giác kinh sợ khi nhìn thấy chúng.
- Ưu điểm: đơn giãn, rẻ tiền, cắt cơn nghiện nhanh, giúp người nghiện vượt qua giai đoạn vật vã.
- Nhược điểm: mang tính chất tàn bạo, không được người nghiện hưởng ứng.
5. Phương pháp phẫu thuật thuỳ trán: phẫu thuật nhằm xoá bỏ một số điểm ở thuỳ trán của não có quan hệ đến sự thèm muốn chất ma tuý, làm cho người nghiện không còn cảm giác thèm ma tuý nữa.
- Ưu điểm: không những cắt được cơn nghiện mà còn cai nghiện vĩnh viễn
- Nhược điểm: sau khi phẫu thuật bệnh nhân không còn phân biệt được trái phải trong hành động và có thể gây án mạng.
6. Phương pháp dùng thuốc hướng thần:
Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Các thuốc an thần chủ yếu là giảm lo âu: Benzodiazpine (diazpam, sedusen…) thuốc an thần kinh (lovomepromazin, hacoperido) và các thuốc chống trầm cảm (Melipramine hoặc Amirtylme), liều lượng sử dụng tuỳ thuộc từng người nghiện, có tác dụng cắt cơn từ 7-10 ngày.
- Ưu điểm: giảm cơn vật vã và đau đớn nhanh
- Nhược điểm: phải có sự tham gia của các bác sỹ chuyên khoa tâm thần để xử lý kịp thời các biến chứng.
7. Phương pháp đối kháng ma tuý:
- Dùng các chất đối kháng morphine như naloxo và noltrexon là những chất đối kháng thực sự cạnh tranh đẩy ma tuý ra khỏi cơ thể (receptor) làm mất tác dụng của morphine. Vì vậy người có sử dụng ma tuý cũng không thấy thích thú nữa. Naltrexon uống đều đặn trong ngày từ 2 đến 3 tháng hoặc lâu hơn.
- Nhược điểm: gây nên trạng thái bứt rứt khó chịu.
8. Phương pháp thay thế:
- Là phương pháp thay thế chất ma tuý (thuốc phiện hoặc các dẫn xuất của thuốc phiện) bằng methadone. Thật ra Methadone là một dạng thuốc phiện tổng hợp có tác dụng dược lý giống như thuốc phiện, dung nạp chéo với thuốc phiện và ác chế phẩm của thuốc phiện. Thời gian bán huỷ 24 giờ nên chỉ cần uống một lần trong ngày là đủ. Người nghiện vẫn có thể làm việc bình thường.
- Ưu điểm: Pha chế dưới dạng xirô uống được hấp thụ hoàn toàn bằng đường tiêu hoá, không cần tiêm chích, do đó giảm nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B… việc sử dụng dễ dàng, người bệnh không còn thèm nhớ đến ma tuý trước đây, chỉ cần giảm liều từ từ rồi cai hẳn…
9. Liệu pháp tâm lý:
- Liệu pháp tâm lý trực tiếp: giải thích hợp lý, thuyết phục, ám thị, thư giãn, luyện tập, liệu pháp hành vi.
- Liệu pháp tâm lý gián tiếp: Môi trường chăm sóc bệnh nhân tận tình, thầy thuốc và gia đình kết hợp nâng đỡ tinh thần người bệnh.
- Ưu điểm: không tốn kém, nhưng đòi hỏi các nhà tâm lý phải có kỹ năng.
10. Phương pháp châm cứu:
- Châm cứu các huyệt để giúp người nghiện vượt qua cơn nghiện, được tiến hành từ hiều năm nay tại trung tâm Bình Triệu (thành phố Hồ Chí Minh).
- Ưu điểm: hỗ trợ nhanh, rẻ tiền, nhưng phải tiệt trùng kim tốt.
11. Dùng các bài thuốc y học cổ truyền:
- Các loại thuốc đông y thường có nguồn gốc từ thảo dược, an toàn, ít độc và ít tác dụng phụ, có hiệu lực hỗ trợ trong điều trị cắt cơn nghiện ma túy, quá trình cắt cơn êm dịu, thuốc có khả năng bình ổn các triệu chứng của hội chúng cai như là triệu chứng dị cảm và thèm ma túy.
- Nhược điểm: chưa thực hiện được nghiên cứu mù kép và cơ chế tác dụng của thuốc. Hiện nay có 02 thuốc đông y đã được Bộ Y tế cấp số đăng ký cho phép lưu hành trong các trung tâm cai nghiện (thuốc cedemex và thuốc bông sen).
III. Những khó khăn trong cai nghiện ma tuý hiện nay
- Là loại bệnh đặc biệt "bệnh vi phạm pháp luật" rất khó chữa trị, thế giới chưa có thuốc đặc trị chữa bệnh này
- Người nghiện nghị lực kém, không thắng nổi sự thèm khát ma tuý và quyết tâm từ bỏ ma tuý
- Tỷ lệ tái nghiện cao do đa số các cơ sở cai nghiện mới làm được ở giai đoạn cắt cơn, do cơ sở vật chất còn nghèo làn, chưa chú ý hướng nghiệp tạo công ăn việc làm; môi trường ở xã, phường, thị trấn chưa trong sạch; việc phân công quản lý Nhà nước về cai nghiện ma tuý chưa hợp lý dẫn đến bỏ trống dịa bàn quản lý sau cai.
PHẦN THỨ BA
NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ CÁC CHẾ TÀI HÌNH SỰ
Các tội phạm về ma túy được quy định tại Chương XX, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).
Nhà nước độc quyền và thống nhất quản lý chất ma túy là chất gây nghiện nguy hiểm với những quy định rất nghiêm ngặt. Vi phạm các quy định thuộc chế độ quản lý các chất ma túy không chỉ gây khó khăn cho việc kiểm soát chất ma túy của Nhà nước mà còn góp phần làm gia tăng số người nghiện, qua đó đe doạ nghiêm trọng đến an toàn, trật tự công cộng, sức khoẻ và sự phát triển lành mạnh của nòi giống cũng như ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Do tác hại lâu dài và nhiều mặt của các vi phạm các quy định về chế độ quản lý chất ma túy như vậy nên mọi hành vi vi phạm ở bất kỳ khâu nào của quá trình quản lý chất ma túy đều bị quy định là tội phạm.
Cụ thể các điều luật:
Điều 247. Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy
- Tùy theo tính chất vi phạm, người phạm tội bị phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm;
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Điều 248. Tội sản xuất trái phép chất ma túy
- Tùy theo tính chất vi phạm, người phạm tội bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, tù chung thân hoặc tử hình;
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 249. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy
- Tùy theo tính chất vi phạm, người phạm tội bị phạt tù từ 01 đến tù chung thân;
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 250. Tội vận chuyển trái phép chất ma túy
- Tùy theo tính chất vi phạm, người phạm tội bị phạt tù từ 02 năm đến tù chung thân hoặc tử hình;
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 251. Tội mua bán trái phép chất ma túy
- Tùy theo tính chất vi phạm, người phạm tội bị phạt tù từ 02 năm đến tù chung thân hoặc tử hình;
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 252. Tội chiếm đoạt chất ma túy
- Tùy theo tính chất vi phạm, người phạm tội bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm hoawch tù chung thân:
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 253. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy
- Tùy theo tính chất vi phạm, người phạm tội bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 254. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy
- Tùy theo tính chất vi phạm, người phạm tội bị phạt tù từ 01 năm đến 10 năm;
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 255. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
- Tùy theo tính chất vi phạm, người phạm tội bị phạt tù từ 02 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân;
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 256. Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy
- Tùy theo tính chất vi phạm, người phạm tội bị phạt tù từ 02 năm đến 15 năm;
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 257. Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy
- Tùy theo tính chất vi phạm, người phạm tội bị phạt tù từ 02 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Điều 258. Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
- Tùy theo tính chất vi phạm, người phạm tội bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Điều 259. Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần
- Tùy theo tính chất vi phạm, người phạm tội bị phạt tù từ 01 năm đến 10 năm;
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Nguồn: CAND